• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Thừa phát lại là gì? Những qui định của pháp luật Việt Nam về thừa phát lại.

 
Có rất nhiều bạn thắc mắc Thừa phát lại là gì? Vì cụm từ này nghe thật khó hiểu, lại còn khó nhớ làm nhiều bạn không thể hiểu được chức năng của cơ quan này làm gì? IMUABANBDS giới thiệu đến bạn bài viết sau nhằm giải thích những thắc mắc này, cũng như mang đến thêm cho bạn nhiều kiến thức pháp luật liên quan đến Thừa phát lại là gì? Mời các bạn cùng tham khảo:
 

Khái niệm Thừa phát lại là gì? Những điều kiện cần và đủ để trở thành thừa phát lại?

 
"Thừa phát lại" là một thuật ngữ có nguồn gốc Hán - Việt và có tính lịch sử. Trước năm 1975, nó được tồn tại ở miền Nam của Việt Nam, dùng để chỉ một người công lại (là một người không phải nhân viên của nhà nước nhưng lại mang trong mình quyền lực của nhà nước vì người này được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm). Trong vốn từ ngữ Việt Nam hiện nay, cũng có người đề xuất các tên gọi khác như: thừa hành viên, mõ tòa. Nhưng xét về mặt tổng thể chung, thừa phát lại không chỉ là một thừa hành viên, cũng không phải là một mõ tòa.
 
Thừa phát lại chính là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực thi các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, việc tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác theo đúng quy định của pháp luật. Những nội dung công việc cụ thể có thể nêu ra như sau:
  • Lập vi bằng theo như yêu cầu của các cá nhân, các cơ quan, tổ chức.
  • Thực hiện việc tống đạt theo như yêu cầu của Tòa án hoặc của Cơ quan thi hành án dân sự.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo như yêu cầu của đương sự.
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo như yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại sẽ không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động đưa ra quyết định thi hành án.
 
Để trở thành thừa phát lại, các cá nhân phải đáp ứng đủ các tiêu chí như sau:
  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức tốt;
  • Chưa từng có tiền án, tiền sự;
  • Đã có văn bằng cử nhân luật;
  • Đã làm trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là một luật sư, Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Công chứng viên hoặc Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ đã hoàn thành lớp tập huấn do Bộ Tư pháp tổ chức về nghề Thừa phát lại;
  • Không kiêm nhiệm nghề Công chứng viên, Luật sư hoặc những công việc khác theo quy định pháp luật.
 
Hồ sơ xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại sẽ được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:
  • Đơn xin được bổ nhiệm làm Thừa phát lại;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe; sơ yếu lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao các chứng chỉ, các văn bằng và các giấy tờ khác có liên quan.
 
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ bổ nhiệm Thừa phát lại dựa trên đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
 
Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại sẽ được cấp thẻ Thừa phát lại. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại sẽ có quyền như một Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính.

 
To chuc thua phat lai - imuabanbds
Hình minh họa: Văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của những người làm Thừa phát lại.


Những Qui định về hoạt động Thừa phát lại

 
Công việc chính của thừa phát lại chính là tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng theo như yêu cầu, xác minh các điều kiện thi hành án và trực tiếp thực hiện thi hành bản án dân sự theo yêu cầu. Khi thực hiện các công việc này, thừa phát lại phải tuân thủ một số qui định sau:
 

Những qui định về Văn phòng thừa phát lại

 
Văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của những người làm Thừa phát lại. Vì vậy, nội dung tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải có cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng đứng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải có chứng chỉ hành nghề Thừa phát lại và là người đại diện hợp pháp của văn phòng Thừa phát lại.
 
Văn phòng Thừa phát lại phải có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động dựa trên nguyên tắc tự chủ về tài chính.
 
Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được nêu cụ thể trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại với người yêu cầu (là một dạng hợp đồng dịch vụ). Cơ quan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp và tất cả cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của Thừa phát lại đúng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối hay làm trái pháp luật các yêu cầu của Thừa phát lại sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có).
  

Chi tiết Thủ tục công việc của Thừa phát lại

 
Thực hiện Tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và tòa án
 
Tống đạt chính là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án hay của Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
 
Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện công việc tống đạt, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận Thừa phát lại phải trực tiếp thực hiện việc tống đạt.
 
Thủ tục thực hiện việc thông báo thi hành án dân sự phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trong khi, thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án lại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng.
 
Văn phòng Thừa phát chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt khi thông tin thiếu chính xác, không đúng với các thủ tục, đúng thời hạn qui định; phải bồi thường theo quy định nếu gây thiệt hại.
 
Lập các vi bằng
 
Vi bằng là các văn bản do Thừa phát lại lập ra, dùng để ghi nhận sự kiện, các hành vi được dùng làm chứng cứ trong quá trình xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
 
Thừa phát lại có quyền lập ra vi bằng đối với các sự kiện, các hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, tính riêng tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật nghiêm cấm.
 
Việc lập ra vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập ra vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về các vi bằng do chính mình thực hiện.
 
Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, các hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp tham gia chứng kiến; việc ghi nhận một cách khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời những người làm chứng tham gia chứng kiến việc lập vi bằng.
 
Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản được giao cho người yêu cầu; 01 bản gửi đến Sở Tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập; 01 bản để lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo như quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ văn bản công chứng.

 
Vi bang do thua phat lai lap ra - imuabanbds
Hình minh họa: Vi bằng là các văn bản do Thừa phát lại lập ra
 
Nội dung chủ yếu của vi bằng gồm có các nội dung như sau:
 
  • Tên, địa chỉ của văn phòng Thừa phát lại; họ và tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập ra vi bằng;
  • Những người tham gia khác (nếu có liên quan);
  • Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu lập vi bằng và những nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của từng sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và sự khách quan trong việc lập ra vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập ra vi bằng và đóng dấu của văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người liên quan, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của cả những người có hành vi bị lập ra vi bằng.
 
Kèm theo vi bằng có thể có thêm hình ảnh, file thông tin và các tài liệu chứng minh khác có liên quan.
 
Vi bằng có giá trị như chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ án liên quan, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo như quy định của pháp luật.
 
Các cá nhân, tổ chức muốn lập ra vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại, gồm các vấn đề chính như : Nội dung cần phải lập vi bằng; Chi phí lập ra vi bằng. .. Việc thỏa thuận lập vi bằng cũng phải được lập thành văn bản.
 
Xác minh những điều kiện thi hành án dân sự
 
Thừa phát lại có quyền xác minh những điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án nằm trong thẩm quyền của các cơ quan thi hành án dân sự. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn khi đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án tại đó.
 
Về trình tự thủ tục, việc xác minh những điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc xác minh trực tiếp thông qua việc lập biên bản.
 
Các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin đã cung cấp.
 
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại cũng có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc các chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các quy định khác về thủ tục xác minh những điều kiện thi hành án sẽ thực hiện theo như quy định của pháp luật về thi hành án.
 
Người được thi hành án có quyền sử dụng kết quả xác minh những điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để thực hiện yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc dựa trên kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
 
Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không được khách quan, không chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không dùng kết quả này nhưng phải trả lời bằng văn bản kèm theo lý do.
 
Người được thi hành án, người buộc phải thi hành án, người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh những điều kiện thi hành án. Văn bản thỏa thuận phải chứa các nội dung chủ yếu sau: Nội dung cần được xác minh, trong đó nêu rõ yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác; Thời gian tiến hành việc xác minh; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh…
 
Trực tiếp thi hành các bản án hay quyết định theo yêu cầu của đương sự
 
Thừa phát lại được phép trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, hay quyết định có hiệu lực pháp luật.
 
Thừa phát lại vẫn có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện - là nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, đang cư trú hay có các điều kiện khác tại đó.
 
Người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu cho một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án trong một thời điểm cụ thể. Điều này có nghĩa là nếu người yêu cầu đã nhờ Văn phòng thừa phát lại trực tiếp thi hành án thì không còn quyền gửi yêu cầu đến cơ quan thi hành án (của Nhà nước) thực hiện nữa.
 
Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh những điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang được Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Thời hạn yêu cầu thi hành án theo như quy định của Luật thi hành án dân sự.
 
Trưởng văn phòng Thừa phát lại đưa ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

 
Vi bang - imuabanbds
Hình minh họa: Vi bằng có giá trị như chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ án liên quan
 
Quyết định thi hành án gồm các nội dung sau:
 
  • Tên và địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
  • Ngày, tháng, năm lập ra văn bản;
  • Những nội dung yêu cầu thi hành;
  • Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thực thi.
 
Quyết định thi hành án phải được gửi đến Cơ quan thi hành án dân sự tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thực thi.
 
Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp để bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Lúc này, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như một Chấp hành viên.
 
Sau thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành theo như quy định tại Luật thi hành án dân sự.
 
Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự gồm có các nội dung sau:
 
  • Tên và địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại ra quyết định cưỡng chế thi hành án;
  • Những căn cứ để lập quyết định cưỡng chế;
  • Đối tượng và các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng;
  • Thời gian và địa điểm áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành án.
 
Người yêu cầu thi hành án và văn phòng Thừa phát lại phải thỏa thuận thi hành án bằng hợp đồng gồm có các nội dung chủ yếu như:  Ngày tháng năm yêu cầu thi hành án; Các điều khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định; Chi phí và phương thức thanh toán ...
 

Một số công việc thừa phát lại không được thực thi

 
Theo Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về việc tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Thừa phát lại không được thi các công việc sau:
 
  • Tiết lộ những thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ các trường hợp pháp luật quy định, cũng như sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Đòi hỏi thêm lợi ích vật chất ngoài chi phí đã được ghi nhận như trong hợp đồng.
  • Kiêm nhiệm thêm nghề công chứng viên, luật sư, thẩm định giá, chuyên gia đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
  • Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại sẽ không được nhận làm thêm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người quan hệ với mình như: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú bác và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại….
  • Các công việc bị cấm khác theo như quy định của pháp luật.

 

Một số trường hợp không được lập ra vi bằng

 
  • Các trường hợp vi phạm những quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
  • Vi phạm những quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh quốc phòng; làm lộ bí mật của nhà nước, phát tán những tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật của nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của các công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng và các khu quân sự.
  • Vi phạm đến đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân, bí mật gia đình theo như quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái với đạo đức xã hội.
  • Xác nhận những nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc vào phạm vi hoạt động của công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với nội dung bản chính.
  • Ghi nhận những sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, các tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo như quy định của pháp luật.
  • Ghi nhận những sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái với pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận những sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, các viên chức quốc phòng trong cơ quan, các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, các chiến sĩ trong cơ quan, các đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận những sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp tham gia chứng kiến.
  • Và một số trường hợp khác theo như quy định của pháp luật.
 
Tóm lại, IMUABANBDS hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết thừa phát lại là gì? Thừa phát lại có thể thực thi cũng như không thể thực thi những nội dung công việc nào. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích qua bài viết này.
 

 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất