Nhiều người thuê nhà đã mất cọc vì không xem kỹ các điều khoản thỏa thuận khi thuê. Cũng có nhiều người, không chỉ mất cọc mà còn bị lừa đảo với số tiền lên tới 100 triệu đồng.
Tại những thành phố lớn, số lượng người có nhu cầu thuê đông. Vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người đi thuê nhà cũng sẽ thường xảy ra hơn. Ví như cách đây vài tháng, công an quận Hoàng Mai đã thông báo thủ đoạn lừa đảo của Ngọc Anh (sinh năm 1988, Quảng Ninh). Cụ thể, Ngọc Anh giới thiệu với người đến thuê căn hộ là mình được mẹ (người đứng tên hợp pháp trên giấy tờ) làm đại diện để cho thuê căn hộ. Ngọc Anh có đầy đủ giấy tờ photo liên quan đến căn hộ như giấy chứng nhận quyền sở hữu, hợp đồng mua bán,…
Lấy lý do sắp sinh con, sau khi khách đồng ý thuê và ký hợp đồng do Ngọc Anh tự soạn, Ngọc Anh đã yêu cầu khách chuyển luôn tiền thuê cả quý hoặc cả năm cho mình. Tuy nhiên, khi dọn đồ đến căn hộ mới, người thuê nhà mới hoảng hốt phát hiện, Ngọc Anh cũng chỉ là một người đi thuê căn hộ và hợp đồng của Ngọc Anh cũng đã gần hết hạn thuê. Đã rất nhiều người là nạn nhân trong vụ việc lừa đảo này.
Những người có nhu cầu thuê nhà đang xem xét ngôi nhà cho thuê
Một trường hợp khác, anh M. – đang làm việc tại Hà Nội, đã tìm đến căn phòng được rao cho thuê sau khi xem một bản tin trên trang đăng tin cho thuê phòng trọ. Giá cho thuê tầm 2,5tr đồng/ tháng. Căn phòng này còn mới, đẹp, rộng rãi thoáng mát, giờ giấc tự do nên anh khá hài lòng. Chủ nhà còn nói tiền điện nước mỗi tháng chỉ thêm tầm 400.000đ/ng/tháng.
Vì chủ nhà cũng đang hẹn với một số người nữa đến xem trong ngày nên anh đã vội vàng đặt cọc trước 1tr mà không hỏi thêm thông tin gì. Sau 5 ngày, anh M dọn đồ đến ở. Chủ nhà đưa cho anh bản hợp đồng thuê nhà với các điều khoản khác hoàn toàn so với thỏa thuận ban đầu như: có thêm tiền giữ xe 100.000đ/tháng/1 chiếc; tiền rác, tiền vệ sinh, tiền camera an ninh….
Không chỉ tăng thêm chi phí (giá thuê bị tăng lên tầm 3,7tr/1 tháng), chủ nhà thậm chí còn đưa ra các nội quy quy định rất vô lý như giờ giấc ra về khuya trước 11h30, không đưa bạn bè đến chơi,… Quá vô lý, anh M đã cãi nhau với chủ nhà, quyết định không thuê nữa. Anh đòi lại tiền cọc nhưng chủ nhà không trả. Anh M đành chuyển đồ đến nhà bạn ở tạm và tiếp tục gọi điện thoại cho chủ nhà nhiều lần để đòi lại tiền cọc nhưng không thành. Sau này, lên xuống nhiều lần đòi tiền, anh M mới biết mình không phải là trường hợp duy nhất bị mất tiền cọc thuê căn phòng trọ đó. Nhiều người đã nằm trong tình huống như anh.
Để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi thuê nhà hoặc thuê căn hộ, IMUABANBDS khuyên người đi thuê cần thận trọng khi đặt bút ký vào bất kỳ giấy tờ liên quan đến thuê nhà như giấy đặt cọc, hợp đồng thỏa thuận,…. Người thuê cần tìm hiểu thật kỹ các điều khoản thỏa thuận với chủ nhà, cũng như đưa các thông tin về căn nhà, số điện thoại lên các trang web rao vặt nhà đất để xác định có trường hợp lừa đảo nào xảy ra trước đó hay chưa?
Một lưu ý thêm là người thuê nên đi cùng 2-3 người bạn khi đến gặp chủ nhà cho thuê. Khi người thuê trao đổi trực tiếp chủ nhà, những người bạn của người thuê có thể đi xung quanh để hỏi một số người sống gần đó về an ninh khu vực, về những người thuê trước đây, về chủ nhà, về tình trạng căn nhà,…
Đối với việc đặt cọc, thông thường, tiền đặt cọc sẽ vào khoảng 500.000đ đến 1 triệu đồng đối với những căn phòng trọ nhỏ có giá từ 1.5tr-3tr; hoặc có giá từ 1 đến 2 tháng tiền thuê đối với những căn hộ vừa và lớn, có trang bị nội thất cơ bản. Trước khi đặt cọc, người thuê và chủ nhà thống nhất đầy đủ các thông tin liên quan đến chi phí phải đóng, dự kiến mức tăng hàng năm, giờ đóng cửa, người chịu trách nhiệm hư hỏng đồ đạt,…
Giấy đặt cọc phải có đầy đủ thông tin này và chữ ký hai bên. Việc giấy đặt cọc hay hợp đồng rõ ràng sẽ giúp cho người thuê dễ dàng lấy lại khoản tiền cọc nếu thỏa thuận bị phá vỡ hoặc người thuê không còn nhu cầu.
Xem thêm:
>>> Mẫu hợp đồng thuê nhà nguyên căn - 3 lưu ý trước khi đặt bút ký
>>> Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng - 7 điều không được bỏ qua trước khi ký
Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!