• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Có nên xuống tiền vào bất động sản sau dịch Covid 19?

04.05.2020 07:43
Giá giảm mạnh, thanh khoản đóng băng nhưng sau khi dịch Covid 19 được kiểm soát, giới đầu tư cho rằng đây có thể là lúc… bắt đầu!
 
Thời gian này, nền kinh tế bị “tê liệt” bởi ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID -19 khiến tất cả đều…ngưng trệ. Bị “đấm kép” từ thắt chặt tín dụng năm ngoái, nay thêm lần dịch bệnh này, thị trường bất động sản rơi tình cảnh nỗi buồn nhân đôi. Giá giảm sâu, thanh khoản đóng băng nhưng đón sóng phục hồi nếu dịch sớm được kiểm soát, giới đầu tư cho rằng đây có thể là lúc… bắt đầu!

 

Bất động sản khó nhưng không giảm

 
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tuy thị trường bất động sản trong quý I/2020 “vô cùng trầm lắng” do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chủ đầu tư và sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý ngại tụ tập đông người. Khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, nhiều nhân viên môi giới bất động sản thất nghiệp.
 
Tuy nhiên, giá bán các sản phẩm bất động sản vẫn không giảm so với quý 4/2019. Hiện chưa có doanh nghiệp nào đưa ra chính sách giảm giá.

Có nên xuống tiền vào bất động sản sau dịch Covid 19?
 
Phó Chủ tịch VARS, ông Đính cho biết, lý do khiến thị trường bất động sản hiện “trầm lắng” là bởi nguồn cung giảm mạnh từ năm 2019, do “nút thắt” liên quan đến quy định của pháp luật khiến nhiều dự án bị vướng. Thêm vào đó, do năm nay Tết sớm và kéo dài, rồi lại bùng phát dịch bệnh cho đến nay. “Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra sự trầm lắng của thị trường bất động sản. Số lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 12% so với cùng kỳ những năm ngoái,” ông Đính nhấn mạnh.
 
Ông Đính nhận định trong quý 2/2020 thị trường giao dịch bất động sản vẫn “trầm lắng” ,đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng. Quý 2 năm nay, dự báo thị trường căn hộ ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn có giao dịch nhưng không lớn, phần lớn ở phân khúc bình dân, trung cấp, do nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cao.
 
 "Số lượng nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đủ điều kiện gia nhập thị trường cũng không có nhiều. Ở mỗi khu vực có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức 1 con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước", ông Đính nói.
 

Nắm lấy cơ hội

 
Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế do dịch COVID-19, thị trường BĐS cũng phải “gồng” mình đối phó. Để bán được hàng, một số chủ đầu tư tung ra nhiều hình thức như đặt chỗ trực tuyến, trao đổi qua email và ứng dụng liên lạc hiện đại để phát triển kênh bán hàng. Chẳng hạn như CTCP Vinhomes đã chính thức ra mắt Sàn thương mại điện tử.
 
CenGroup thực hiện việc mở bán để giới thiệu dự án qua hình thức livestream và áp dụng nền tảng công nghệ Cenhomes. (Khách hàng không cần phải đến trực tiếp dự án mà vẫn có thể cập nhật được tiến độ dự án và tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến dự án).
 
Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn đang tập trung hoàn thiện sản phẩm của mình, sau dịch bệnh sẽ tung ra thị trường. Trên các kênh Facebook, Zalo… xuất hiện quảng cáo của dự án sắp mở bán. Các chuyên gia đều nhận định, sau dịch bệnh, thị trường BĐS sẽ hồi phục trở lại nhanh nhất là sau khi các doanh nghiệp BĐS được bổ sung vào danh sách các đối tượng được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ về hoãn lùi thời gian nộp thuế, tiền sử dụng đấy theo đề xuất trước đó của Bộ Tài chính.
 
Theo GS Đặng Hùng Võ, năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm lớn về nguồn cung BĐS khi tổng số dự án được phê duyệt chỉ bằng 21% so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do việc rà soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với các dự án. Tình trạng cung không đủ cầu dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất sang năm 2021. Trong khi đó, để hoàn tất các thủ tục và triển khai một dự án thường doanh nghiệp phải mất tới 2 năm. Việc siết chặt tín dụng với BĐS theo Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung thêm gay gắt do doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn để phát triển dự án.
 
Theo ông Võ, do tác động của dịch bệnh và chính sách giãn cách xã hội khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà không thể đi ra ngoài để giao dịch. Thêm vào đó, nhiều dự án có dự định ra hàng trong quý I/2020 nhưng phải hoãn lại do dịch bệnh. Vì vậy, sau dịch, các dự án này sẽ bung ra thị trường và chắc chắn lượng giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng.
 
“Bây giờ người ta đầu tư chủ yếu bằng tiền tích lũy cá nhân, đồng nghĩa khả năng chịu đựng của họ cũng tốt hơn, lâu hơn khi thị trường biến động. Vì thế,  đừng nên trông chờ vào nguồn hàng bán cắt lỗ”, TS Cấn Văn Lực cho biết.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất