Hướng dẫn toàn bộ thủ tục mua bán nhà đất mới nhất
Mua bán nhà đất hay còn gọi chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất là một trong những giao dịch giá trị lớn. Thủ tục này rất quan trọng và hay xảy ra rủi ro nhất nếu không thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn toàn bộ thủ tục mua bán nhà, thủ tục mua bán đất mới nhất, các bạn có thể tham khảo.
Tìm hiểu về thủ tục mua bán nhà - thủ tục mua bán đất
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng đất khi có đủ 04 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013.
- Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền chuyển nhượng đất được thừa kế cho người khác.
Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
- Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được chuyển nhượng đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có điều kiện cấp giấy chứng nhận (chưa được cấp nhưng chỉ cần đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận).
Điều kiện 2: Đất không có tranh chấp
Điều kiện 3: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Trường hợp 1: Không có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
Đất trong nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì được phép chuyển nhượng và thực hiện các quyền khác như: Tặng cho, thừa kế…
Trường hợp 2: Có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
Trường hợp đất thuộc diện quy hoạch và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm.
Như vậy, đất thuộc diện quy hoạch thì người sử dụng đất vẫn được phép chuyển nhượng cho tới khi bị thu hồi. Tuy nhiên, trên thực tế khi mua đất trong diện quy hoạch gặp phải 02 vấn đề sau:
- Khi bị thu hồi thì mức bồi thường sẽ thấp hơn nhiều so với giá mua;
- Thửa đất trong diện quy hoạch khi công chứng hợp đồng thì nhiều tổ chức công chứng từ chối công chứng hoặc văn phòng đăng ký đất đai từ chối thực hiện thủ tục sang tên.
>>> Tìm hiểu thêm: Quy hoạch là gì? Cách xem quy hoạch như thế nào là đúng?
3. Thủ tục mua bán nhà đất mới nhất
Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sang tên giấy chứng nhận) thì các bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Đặt cọc tài sản thực hiện mua bán nhà đất (Không bắt buộc)
Quá trình thực hiện đặt cọc tài sản thực hiện mua bán bất động sản phải giao dịch ở phòng công chứng hay có người thứ 3 đều được. Tuy nhiên, người thứ 3 đứng ra làm chứng bắt buộc không có quan hệ với cả 2 bên bán và mua. Khi tiến hành đặt cọc thì cần chuẩn bị những điều sau:
Bên mua: Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, CMND (chứng minh nhân dân), địa chỉ HKTT (hộ khẩu thường trú). Bên mua chuẩn bị hợp đồng đặt cọc mua nhà đất có đầy đủ thông tin về giá trị tài sản giao dịch mua, số tiền đặt cọc, thỏa thuận bên chịu thuế, thời gian ký hợp đồng và hình thức thanh toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản),…
Bên bán: Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, CMND gốc, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân. Trường hợp tài sản đồng sở hữu thì cung cấp đầy đủ thông tin của cả người sở hữu cùng. Bên bán chuẩn bị sổ đỏ và những giấy tờ liên quan để trích lục hay chứng nhận tình trạng bất động sản.
Đặt cọc tài sản thực hiện mua dưới nhiều hình thức
Bước 2: Công chứng hợp đồng trong thủ tục mua bán nhà đất
Sau khi đã đặt cọc thì 2 bên cần tiếp tục chuẩn bị giấy tờ, thủ tục cần thiết để thực hiện công chứng mua bán nhà đất. Cụ thể:
Bên mua: CMND hay thẻ căn cước, sổ hộ khẩu.
Bên bán: CMND hay thẻ căn cước, giấy đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận độc thân, sổ hộ khẩu.
Khi 2 bên hoàn tất thủ tục mua bán đất đã có sổ đỏ tại văn phòng công chứng thì bên mua tiến hành thanh toán nốt giá trị tài sản nhà đất cho bên bán. Lúc này bên bán giao đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến nhà đất cho bên mua.
Thực hiện công chứng giấy tờ cần thiết
Bước 3: Kê khai nghĩa vụ tài chính theo quy định
Tùy vào thỏa thuận giữa 2 bên để biết bên mua hay bên bán là người chịu nộp thuế. Nếu bên bán nộp thuế thì bước kê khai chậm nhất là 10 ngày tính từ khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực. Nếu bên mua bán nhàchịu thuế thì thời gian kê khai thuế chậm nhất tính từ thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất.
>>> Tìm hiểu thêm:Khi làm thủ tục mua bán đất, không thể bỏ qua công đoạn nộp thuế nhà đất. Vậy thuế nhà đất là gì? Cách tính tiền thuế sử dụng đất, mời bạn cùng tìm hiểu thêm.
Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
Thủ tục đã hoàn tất, bên mua tiếp tục mang hồ sơ đầy đủ lên phòng địa chính – nơi quản nhà đất để thực hiện làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Thực hiện theo bước: nộp hồ sơ >> Tiếp nhận hồ sơ >> Hồ sơ đủ >> Giải quyết yêu cầu >> Trả kết quả. Hồ sơ ban đầu bạn cần phải có: sổ hộ khẩu, CMND (thẻ căn cước), đơn đăng ký biến động tài sản nhà đất, bản gốc giấy chứng nhận cấp, hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất
Sau khi cả 2 bên đã hoàn tất những thủ tục mua bán nhà đất và kê khai nộp thuế đầy đủ thì khách hàng sẽ làm nhiệm vụ cuối cùng là mang toàn bộ giấy tờ đến cơ quan thẩm quyền. Cơ quan thẩm quyền được nhắc đến ở đây là UBND (ủy ban nhân dân) – nơi thực hiện thủ tục mua bán đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất
Khi hồ sơ của quý khách đã đủ điều kiện pháp lý thì bên bộ phận nghiệp vụ chính thức sang tên sổ đỏ theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. Cuối cùng, khách hàng nhận về giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất.
4. Những lưu ý khi làm thủ tục mua bán đất
Trong bất kỳ mọi giao dịch và đặc biệt giao dịch mua bán đất thì các bạn cần phải lưu ý những điểm sau để tránh rủi ro không đáng có. Cụ thể:
Trực tiếp đến tận nơi công trình (nhà, đất) để kiểm tra xem có đúng như thông tin trong sổ hồng, sổ đỏ mà bên bán đã rao. Bởi lẽ hiện nay xuất hiện rất nhiều vụ lừa đảo do vấn đề này.
Xem chi tiết và kỹ càng sơ đồ bản vẽ của thửa đất muốn mua có nằm trong khu vực quy hoạch hay không. Cách tốt nhất là bạn đến cơ quan địa chính khu nhà đất cần mua để xem chính xác.
Xác định rõ thửa đất, căn nhà mà bạn định mua có xảy ra tranh chấp gì hay không.
Cần tìm hiểu và thăm dò ý kiến từ làng xóm hay bà con quanh khu vực về nhà đất sắp mua để có được thông tin khách quan nhất.
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thủ tục mua bán nhà đất đầy đủ và chính xác nhất. Muốn biết thêm nhiều thông tin hay quy định cụ thể thì các bạn nên thường xuyên theo dõi IMUABANBDS để cập nhật nhé.
Để tìm hiểu thêm về thủ tục mua bán nhà đất, hãy cùng theo dõi clip với nội dung "Quy trình mua bán chuyển nhượng nhà đất - Điều quan trọng cần lưu ý?" dưới đây nhé.