Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn và màu mỡ nhất Đông Nam Á. Đây là vùng đất giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch phía Nam do có nhiều điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi. Trong năm 2019, khá nhiều “ông lớn” công bố dự án tại đây.
Từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các tỉnh ĐBSCL
Tính từ năm 2017-2020, ĐBSCL có đến 11 dự án đường bộ cao tốc đã và sẽ hoàn thành với tổng chiều dài lên đến 645km từ Bắc đến Nam. Chưa kể, theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng cũng đã được phân bổ nguồn vốn. Cụ thể, bộ có kế hoạch nâng cấp các tuyến quốc lộ 30, 53, 54, 57, 61; xây dựng hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ, các đường cao tốc kết nối Hồ Chí Minh với miền Tây như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến đường Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, tuyến Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc,…
Bộ sẽ hoàn thiện dự án tuyến vành đai 3, vành đai 4 tại Hồ Chí Minh, kết nối thành phố với các tỉnh Đông Nam Bộ, ĐBSCL. Dự án xây dựng hành lang đường thủy và logictics khu vực phía Nam từ nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới cũng sẽ khởi công trong năm 2020 và hoàn thành năm 2025.
Bộ cũng đã có kế hoạch nâng cấp sân bay quốc tế Phú Quốc, khuyến khích các hãng hàng không khai trương thêm nhiều đường bay mới đến các tỉnh thành ĐBSCL.
Như vậy, hạ tầng khu vực ĐBSCL không ngừng được đầu tư mạnh mẽ. Đây chính là một trong những nhân tố góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành ĐBSCL, thu hút nhiều “ông lớn” đổ vốn vào khu vực này.
Tốc độ đô thị hóa của ĐBSCL cao nhất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước từ 1.3 đến 1.5 lần. Chính vì vậy, chủ đầu tư nào đi trước đón đầu sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, tận dụng được tối đa lợi ích đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước.
Bùng nổ thị trường bất động sản tại các tỉnh ĐBSCL
Hiện nay, thị trường mua bán nhà đất tại Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… đang phải đối mặt với biến động mạnh về giá.
So với năm 2017, giá đất Cần Thơ – khu vực trung tâm thành phố tăng 1.5 đến 2 lần; giá đất thổ cư ở Ninh Kiều khoảng 25-35tr/m2; giá mặt tiền đường lớn thuộc phường An Khánh nằm khoảng 70-90tr/m2; giá đất Cái Răng có giá từ 20-40tr/m2.
Giá đất của Kiên Giang cũng nhảy vọt nhanh chóng. Nhà đầu tư đang chuyển từ Phú Quốc sang Hà Tiên, Rạch Giá. Giá đất nền đã lên đến mức 8-15tr/m2. Giá đất ở An Giang cũng đã tăng 40-50% so với năm 2017. Các tỉnh thành còn lại ở ĐBSCL, giá đất trung tâm cũng đã tăng 30-35% chỉ sau 2 năm.
Hơn thế nữa, từ khi Chính Phủ quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, bên cạnh Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đã tạo ra nhiều hứa hẹn phát triển cho vùng đất này. Các nhà đầu tư đang dần chuyển xu hướng đầu tư về đây. Trọng điểm là dự án khu độ thị Stella Mega City ở quận Bình Thủy có vốn đầu tư lên đến 8.000 tỷ đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, bất động sản tại khu vực ĐBSCL còn khá rẻ nên có thể coi là kênh đầu tư hiệu quả nhất cho khách hàng lâu dài, đặc biệt là phân khúc shophouse và đất nền. Tuy nhiên, trước khi xuống tiền, nhà đầu tư cần ưu tiên hàng đầu vẫn là vấn đề pháp lý, rõ ràng minh bạch cùng quỹ đất sạch. Tiếp theo là xem xét dự án có phù hợp với quy hoạch trong thời gian sắp tới hay không?