Tình hình thị trường bất động sản các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh
04.11.2019 10:02
Nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư bất động sản sang đất nền giá rẻ ở các tỉnh thành lân cận thành phố do giá đất hiện nay liên tục tăng cao và nguồn cung khan hiếm trong thành phố. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt, theo “bầy đàn” này cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ khi thị trường giảm nhiệt.
Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, việc đầu tư dự án bất động sản các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh bùng nổ một cách mạnh mẽ, giúp cho các địa phương này trở nên thu hút nhà đầu tư hơn như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, … Nhiều dự án đất nền, nhà phố, biệt thự của hàng loạt “ông lớn” như Novaland, Hưng Thịnh Corp, An Gia, …. liên tục được đưa ra thị trường mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà đầu tư.
Song song với việc đầu tư ra xa của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng buộc phải dịch chuyển theo. Nhu cầu bất động sản tại các tỉnh thành lân cận này đã tăng vọt. Nhiều dự án xuất hiện tình trạng cháy hàng khi vừa công bố dù có nhiều dự án, số lượng sản phẩm lên đến con số hàng ngàn.
Theo số liệu thống kê, giá đất đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2019 đã thấy sự tăng mạnh. Cụ thể, giá nhà đất Long An từ 6-12tr/m2 tăng lên 12-19tr/m2; Đồng Nai từ 9-15tr/m2 tăng lên 19-20tr/m2; thành phố Dĩ An, Thuận An, Bình Dương từ 22-23tr/m2 lên 29-30tr/m2, có nơi lên đến 40tr/m2; Bình Phước từ 3-5tr/m2 lên đến 6-10tr/m2.
Hình ảnh: Dự án đất nền Bình Dương
Tuy nhiên, sau thời gian bùng nổ hàng loạt dự án, thị trường tại các tỉnh thành này đã xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt trong những tháng gần đây. Thị trường mua bán bất động sản trở nên trầm lắng hơn. Giao dịch chậm hơn. Nhiều chủ đầu tư cũng dần hạn chế tung ra thị trường các dự án mới vào thời điểm này.
Theo thông tin IMUABANBDS thu thập được, một doanh nghiệp chào bán nhà phố tại Đồng Nai, từ đầu quý III/2019 đến nay, dù chỉ có 150 sản phẩm nhưng mới chỉ bán được 30%. Song song đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với áp lực rất lớn khi phải đưa ra hàng thứ cấp; một doanh nghiệp khác ở Bình Phước cũng tương tự, dù đã bán hết hàng sơ cấp từ tháng 04/2019 nhưng lượng khách mua đang giảm mạnh, không thể tiếp tục đưa ra nguồn hàng thứ cấp. Nhìn chung, lượng khách hàng tìm kiếm dự án giảm đến 50-60% so với quý II/2019.
Trên các trang đăng tinrao vặt bất động sản, có rất nhiều sản phẩm ở các tỉnh thành lân cận Hồ Chí Minh đang được rao bán với giá hấp dẫn nhưng vẫn thấy đăng đi, đăng lại. Nhiều nhà đầu tư mua bất động sản từ đầu năm 2019 nhưng lại không muốn chôn vốn nữa, chấp nhận mức lợi nhuận chỉ 5-7% nhưng vẫn rất khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư để sang tay.
Lý giải điều này, theo các chuyên gia bất động sản, các nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn nhiều do sự xuất hiện của các dự án “ma”. Họ chùn tay, không dám xuống tiền nên khiến cho đất nền các tỉnh thành giảm sức hút, trở nên trầm lắng hơn. Chưa kể, nhiều khu đô thị lớn hàng ngàn hecta ở Nhơn Trạch, Bình Dương, dù hạ tầng đầu tư đầy đủ nhưng vẫn không có dân cư sinh sống cả chục năm nay. Nhiều nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn do chôn vốn quá lâu tại thị trường này.
Bên cạnh đó, quỹ đất ở các tỉnh lẻ còn rất lớn. Nhu cầu mua ở tại các dự án chưa nhiều. Khách hàng mua chủ yếu là các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ. Họ đẩy giá đất dự án tăng mạnh, trong khi, người dân tỉnh lẻ lại không có nhiều tiền nên họ vẫn chọn đất thổ cư bên ngoài.
Tóm lại, việc phát triển bất động sản nên bám sát nhu cầu thực tế để tránh tình trạng đầu cơ một cách thiếu bền vững. Điều này cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư không bị chôn vốn quá lâu, tạo động lực để thị trường bất động sản luôn sôi động.