Văn khấn cúng ông Táo đầy đủ và cách chuẩn bị cho nghi lễ thờ cúng
Ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân thường làm lễ tiễn ông Táo về trời được. Ngoài việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng thì việc đọc văn khấn cúng ông Táo cũng rất quan trọng vì đó là cách để con người giao tiếp với thần linh, ông bà tổ tiên.
Văn khấn cúng ông Táo đầy đủ, chuẩn xác nhất
Sự tích ông Táo
Theo tín ngưỡng xa xưa của người Việt, ngày Táo quân cưỡi cá chép vàng về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều nghe thấy ở trần gian vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tất cả những việc tốt, xấu, những gì đã làm và chưa làm được của con người dưới hạ giới sẽ được bẩm báo một cách khách quan trung thực.
Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Hoa nhưng được việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” gồm vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Tuy nhiên người dân vẫn quen gọi là Táo quân hoặc ông Táo.
Vì nguồn gốc là thờ thần Lửa, nên người Việt thường thờ ông Táo ở hai nơi, trên bàn thờ và tại bếp.
Dưới góc nhìn Phật giáo, việc thờ ông Địa, thần Tài hay ông Táo là tập tục, tín ngưỡng của dân gian. Từ xưa, người ta tin rằng mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có mỗi vị thần cai quản nên việc thờ cúng các vị thần sẽ được phù hộ.
Ý nghĩa việc thờ cúng ông Táo
Lễ cúng ông Táo được thể hiện qua việc bày mâm cỗ và đọc văn khấn cúng ông táo, một hình thức bày tỏ lòng kính trọng biết ơn vì sự vất vả trong suốt một năm đã qua. Nó tượng trưng cho việc khấn cầu đem lại may mắn, sung túc, các vị thần còn ngăn cản sự quấy rối của ma quỷ, mang lại bình yên cho mọi người trong gia đình.
Lễ nghi cúng ông Táo không cần quá rườm rà nhưng phải chỉnh chu và sự tôn kính, thành tâm. Tục thờ cúng Táo quân người Việt bắt nguồn từ 3 cơ sở:
- Là tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi phát triển
- Hai là dựa trên cơ sở sản xuất của nông nghiệp
- Là tín ngưỡng thờ đa thần, thờ cúng ông Táo thực chất là thờ cúng cho thần Lửa
Cách chuẩn bị lễ cúng ông Táo
Người Việt Nam thường làm lễ tiễn ông Táo về trời khá thịnh soạn với mong muốc những điều tốt đẹp nhất sẽ được trình thưa với Ngọc Hoàng, cùng với đó là những điều không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi. Do vậy mâm cỗ thắp hương cúng luôn được chuẩn bị hết sức cẩn thận, chỉnh chu.
Lễ vật cúng thường gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì sẽ không có cánh chuồn.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường sẽ bao gồm:
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- Gà luộc hoặc 5 lạng thịt vai heo luộc
- 1 con cá chép song hoặc rán
- 1 bát canh măng hoặc canh mọc
- 1 đĩa món xào
- 1 đĩa giò hoặc chả
- 1 đĩa bánh chưng hoặc xôi
- 1 đĩa hoa qủa trái cây
- 1 chén chè
- 1 bình trà
- 3 ly rượu
- Qua cau, lá trầu
- Tiền, vàng mã
Khi cúng nên bật bếp lên, mâm cỗ đuề huề tức cả nhà quanh năm ấm no. Thời gian cúng vào lúc 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện, thời gian cúng ông Táo có thể vào trưa, tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
>>> Xem thêm: Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách đặt ông thần tài trong nhà nếu như gia đình bạn đang kinh doanh buôn bán.
Những điều nên biết khi làm lễ cúng ông Táo
- Cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ. Mâm cỗ cúng cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm trong nhà.
- Việc cúng lễ không cần nhất thiết phải quá cầu kỳ mà tùy tâm và điều kiện mỗi gia đình.
- Khi thực hiện cúng lễ và đọc văn khấn cúng ông táo cần nghiêm chỉnh, thành tâm khấn cầu. Giữ cho tâm thái hoan hỉ, vui vẻ tạo ra năng lượng tích cực.
- Các gia đình có thêm nghi lễ thả cá chép thì không nên thả từ trên cao xuống sẽ khiến cá chết đem lại điều không tốt. Nên chọn địa điểm là mép nước ở các sông, hồ và từ từ thả cá xuống
- Nên làm lễ cúng đúng giờ hoặc sớm hơn nhưng đừng làm quá sớm
- Người thực hiện lễ cúng phải giữ thân thanh sạch, phải ăn mặc chỉnh chu, gọn gang, kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn.
>>> Gợi ý: Sau khi đã thực hiện nghi lễ cúng ông Táo về trời, chúng tôi xin chia sẻ với bạn hướng dẫn việc làm lễ cúng và đọc văn khấn giao thừa chuẩn bị cho một năm mới sắp đến
Văn khấn cúng ông Táo
Bài văn khấn cúng ông Táo số 1
Bạn có thể tải file Word tại đây hoặc xem trực tiếp bên dưới
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:...
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)
Văn khấn cúng ông Táo được lưu truyền trong nhân gian
Bạn có thể tải về file Word tại đây
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :.............
Ngụ tại :.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về việc thờ cúng ông Táo qua bài viết mà Imuabanbds đã chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn hoàn thành tốt việc làm lễ cúng và đọc văn khấn cúng ông Táo về chầu trời với ước cầu đem lại may mắn, bình an, thịnh vượng và hạnh phúc cho người thân trong gia đình.
Xem thêm