• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Môi giới bất động sản “chật vật” mưu sinh giữa đại dịch

30.03.2020 02:07

Dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản rơi vào thời kì khó khăn nhất trong 5 năm trở lại đây. Hàng trăm sàn môi giới đã phải đóng cửa. Nhiều môi giới thất nghiệp hoặc buộc phải bỏ nghề, tiếp tục chật vật với công cuộc mưu sinh với nghề khác trong giai đoạn này.

 

Sau khi cơ quan nhà nước kiểm soát gắt gao về cấp phép dự án và dòng vốn tín dụng năm 2019 thì đến năm 2020, dịch Covid 19 tiếp tục “bồi” thêm khó khăn cho thị trường bất động sản Việt Nam. Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đến hết năm 2019, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản là khoảng 990 sàn. Tuy nhiên dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020 khiến khoảng 1/3 số sàn phải đóng cửa. Ông Nguyễn Đính, Tổng thư kí Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết thị trường đang vô cùng ế ẩm so với cùng kì hàng năm. Các chủ đầu tư lo ngại tập trung đông người, không ra hàng, không tổ chức mở bán. Vì thế, nhiều sàn rơi vào tình cảnh không có hàng để bán.


nhiều môi giới chật vật tìm việc
 

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Địa ốc Đất Xanh cho hay, thị trường bất động sản đang phải đối mặt với 2 khó khăn. Khó khăn thứ nhất liên quan đến việc rà soát pháp lý dự án suốt năm 2019. Khó khăn thứ hai là sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều này khiến cả 2 dòng tiền từ người mua nhà ở thực và nhà đầu tư đều giảm sút. Nhiều môi giới bất động sản đã phải thất nghiệp khi những sàn nhỏ, lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém phải đóng cửa.

 

Anh Đông, nhân viên môi giới một sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nam chính thức thất nghiệp từ sau Tết do đầu năm 2020, công ty chính thức đóng cửa. Một tuần sau khi thất nghiệp, nhờ quen biết, anh về làm quản lý 1 nhà hàng trong chuỗi hơn chục nhà hàng của một công ty lĩnh vực F&B. Thế nhưng dịch bệnh khiến nhà hàng của anh kinh doanh cũng rất khó khăn. Công ty có khoảng 10 cơ sở thì một nửa đóng cửa trong suốt tháng 2. Đầu tháng 3, hầu hết các cơ sở mở lại sau 22 ngày Việt Nam không có thêm bệnh nhân nhiễm mới, anh Nghĩa đã khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên một tuần sau đó, dịch bệnh bùng phát, tất cả các nhà hàng đều phải đóng cửa tiếp. Anh Nghĩa lại thất nghiệp trong nửa tháng qua. Anh tính quay về nghề cũ là môi giới bất động sản nhưng trước tình hình phần lớn các sàn đều thắt chặt chi tiêu, tuyển dụng, anh càng cảm thấy cơ hội công việc mong manh.

 

Sàn của chị Mai vốn là một sàn nhỏ có khoảng 29 nhân viên cũng đã đóng cửa vào tháng 2 vừa qua do sự khó khăn của thị trường. Chị Mai mất việc đúng lúc hàng loạt doanh nghiệp khác cũng đang lao đao vì dịch bệnh nên hành trình tìm việc mới của chị càng trở nên thách thức. Số ít đơn vị gọi chị đi phỏng vấn thời điểm này đều trả lương thấp so với mặt bằng chung trước đó. Chị Mai thất nghiệp gần một tháng thì quyết định đi làm giúp việc. Gia đình nhận chị Mai làm trước đây không cần đến người giúp việc, nhưng do dịch bệnh nên cả 2 con nhỏ đều nghỉ học ở nhà, buộc vợ chồng phải thuê người trông trẻ và lo cơm nước. Chị Mai làm từ sáng đến 7h tối với mức trả 250 ngàn đồng/ngày. “Mẹ tôi xót xa lắm vì nghĩ con gái học đại học mà giờ phải đi làm giúp việc. Tôi chỉ bảo mẹ phải thoáng lên, nghề nào cũng được, miễn là kiếm tiền chân chính. Khi nào dịch bênh kết thúc, tôi sẽ quay trở lại với công việc môi giới bất động sản”, chị Mai cho hay.

 

Trong khi đó, chị Duyên, nhân viên môi giới một sàn giao dịch tại Hà Nội chia sẻ, dù sàn bên cô vẫn đang tiếp tục phân phối sản phẩm nhưng hai tháng nay đã không còn trả lương cứng và không còn hỗ trợ tiền chạy marketing. Không có lương cứng và dịch bệnh khiến hơn tháng nay, sàn cô làm không phát sinh giao dịch. Nếu tình trạng này kéo dài, chị Duyên tính đến việc tạm bỏ nghề và về quê nghỉ ngơi một thời gian

 

Trên thực tế, khi hàng loạt sàn giao dịch đóng cửa trong bối cảnh kinh tế khó khăn vì đại dịch, ngoài số ít môi giới bất động sản tìm được công việc phù hợp sau khi thất nghiệp, thì một phần lớn môi giới đều đang chật vật mưu sinh với đủ công việc khác từ shipper, bán hàng… Tất cả đều mong đại dịch sớm qua để có thể trở về với công việc bình thường trước đây


HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất