• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Vụ người Trung Quốc gom đất: Cục thuế Đà Nẵng vào cuộc

19.05.2016 10:35
Việc người Trung Quốc núp bóng người Việt gom đất gần sân bay vẫn chưa rõ mục đích sử dụng đất. Vì thế mới đây, Cục Thuế Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra xem những đối tượng này có đóng thuế, công bố số liệu hay không...

Theo kiểm tra, có 4 doanh nghiệp thu gom đất ven sân bay Nước Mặn do cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đứng tên gồm: Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp, Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ Nguyên Thịnh Vượng, Công ty TNHH thương mại du lịch & dịch vụ V.N.HO.LI.DAY và Công ty TNHH TM&DV Diệp Phúc Lợi.

Liên quan đến tình trạng hoạt động và làm nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp nêu trên, cục trưởng Cục Thuế TP Đà Nẵng - ông Trần Văn Miên cho biết: "Hiện Cục đang tiến hành kiểm tra việc họ có đóng thuế và công bố số liệu hay không, chứ bây giờ họ tự kê khai thôi. Còn việc công bố số liệu thì phải theo luật, cái nào đang trong quá trình điều tra, thanh tra sẽ không được công bố số liệu, chỉ công bố khi có kết quả thanh tra".
Vụ người Trung Quốc gom đất: Cục thuế Đà Nẵng vào cuộc
Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia về việc người Trung Quốc mang danh nghĩa doanh nghiệp Việt Nam gom mua đất tại Đà Nẵng:

* Tiến sĩ Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa luật dân sự Trường ĐH Luật Tp.HCM):

Đây là hành vi lách luật

Trước đây từng có trường hợp tòa án xử một vụ tranh chấp phát sinh giữa hai đương sự đều là chủ của một doanh nghiệp. Trong đó, một bên là người Việt Nam đứng tên mở công ty, bên còn lại là thành viên góp vốn người nước ngoài. Tài sản mà hai bên tranh chấp liên quan đến đất đai do doanh nghiệp đó mua.

Cụ thể, phía thành viên nước ngoài tranh chấp muốn đòi quyền sử dụng, định đoạt với số đất mà doanh nghiệp đã mua. Thế nhưng tòa án đã bác yêu cầu của đương sự người nước ngoài với lý do người nước ngoài không được phép mua, sở hữu đất đai tại Việt Nam.

Do đó, thay vì trực tiếp đứng ra mua thì những người nước ngoài có ý định kinh doanh thường nhờ người Việt Nam lập doanh nghiệp để được hợp thức hóa việc mua đất, gom đất nhằm thực hiện các ý định riêng của mình.

Thực chất đây là hành vi lách luật. Tuy nhiên về bản chất thật sự thì người nước ngoài mới đối tượng nắm quyền chi phối, sử dụng cũng như định đoạt đất đai đó thông qua doanh nghiệp Việt Nam. Vì đây là hành vi bị pháp luật cấm nên việc lách luật đương nhiên cũng là không hợp pháp.

Quy định cấm trên cần được hiểu là cấm người nước ngoài trực tiếp mua đất hoặc thông qua các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam mà người nước ngoài góp vốn cổ phần. Bởi dù có thông qua doanh nghiệp Việt Nam mua đất thì bản chất vẫn không thay đổi là người nước ngoài mua đất, là người dân đang bán đất cho nước ngoài.

Về điểm này Nhà nước cần phải làm rõ, quy định chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn việc người nước ngoài lách luật núp bóng người Việt thu gom đất. Nếu Nhà nước không ngăn chặn bằng quy định pháp luật thì không thể bảo đảm hiệu lực pháp luật trong thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai.

Nguy hiểm hơn là chính quyền địa phương và Nhà nước cũng không kiểm soát được việc người nước ngoài sử dụng đất vào các mục đích như thế nào, có trái với lợi ích chung của chúng ta hay không...

* Công chứng viên Hoàng Mạnh Thắng (trưởng Phòng công chứng 7, Tp.HCM):

Ngăn ngừa việc tích tụ đất với ý đồ riêng

Theo quy định pháp luật hiện hành không cho phép đứng tên giùm với bất động sản. Điều đó cũng có nghĩa ai đứng tên mua đất, nhà hợp lệ thì mặc nhiên sẽ là chủ sở hữu.

Khi đã không thể kiểm soát được việc tích tụ đất đai thì việc người nước ngoài sử dụng đất đai nắm giữ vào các ý đồ riêng sẽ khiến chúng ta càng khó kiểm soát. Nhất là khi đất đai được tích tụ lại tại các vị trí nhạy cảm, trọng yếu.

Công chứng viên Hoàng Mạnh Thắng

Đương nhiên, biện pháp trói buộc giữa bên nhờ mua với bên được nhờ đứng tên mua như thế nào, người được nhờ có lật kèo hay không...thì còn tùy thuộc vào cả hai bên tham gia. Người đã bỏ nhiều tiền ra để nhờ người đứng tên mua giúp đất dĩ nhiên họ cũng sẽ có nhiều biện pháp để xử lý việc bị lật kèo, kể cả biện pháp không hợp pháp.

Nhìn chung việc đứng tên mua giúp đất có 3 khả năng xảy ra: Thứ nhất là trường hợp trốn thuế thu nhập cá nhân khi sang nhượng lại đất. Thứ hai là khả năng tham nhũng, tiêu cực từ các cán bộ nhờ người khác đứng tê. Và thứ ba là khả năng người nước ngoài đừng sau người Việt nhờ mua gom đất, tích tụ đất, thậm chí là tại các vị trí nhạy cảm - đây mới là điều đáng ngại và cũng là khả năng cần phải ngăn ngừa.

Hiện nay Bộ luật dân sự 2005 và cả Bộ luật dân sự sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2017 cũng vẫn còn để ngỏ quy định nhằm hạn chế việc mua bán dẫn đến tích tụ đất đai với các ý đồ riêng.

Nếu chúng ta không có biện pháp căn cơ (quy định pháp luật, tài chính...) để kịp thời hạn chế, ngăn chặn tình trạng tích tụ đất đai dễ dàng như thế này thì nguy cơ đất đai bị người nước ngoài thâu tóm ngày càng lớn là dễ thấy trước.

Xem thêm:
Phân khúc đất nền tại Đà Nẵng đang hồi sinh
Đà Nẵng: Dừng xây các công trình

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất