• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn chi tiết xây dựng văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp là gì luôn là câu hỏi được đặt ra của nhiều người khi gia nhập vào doanh nghiệp mới. Như chúng ta đã biết, văn hóa doanh nghiệp nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của một doanh nghiệp. Đó chính là là toàn bộ giá trị văn hoá được hình thành nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp nhất định phải có văn hóa doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hội nhập và đầy cạnh tranh như hiện nay hay không?
 
IMUABANBDS giới thiệu đến bạn bài viết này bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng chi tiết văn hóa doanh nghiệp cho một đơn vị?
 

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

 
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp là gì? Dù cho cách giải thích như thế nào đi chăng nữa thì văn hóa doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu sáo rỗng được treo trước cổng hay trên hành lang hay trong phòng họp của đơn vị. Văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ giá trị văn hoá được hình thành nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Chúng trở thành các giá trị, các quan niệm sống, tập quán truyền thống của doanh nghiệp. Chúng chi phối tình cảm, lối suy nghĩ và các hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để cùng thực hiện theo các mục đích chung của doanh nghiệp.
 
Tương tự như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp cũng có những đặc trưng riêng cụ thể. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp chính là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và chúng đáp ứng được nhu cầu tạo ra giá trị bền vững. Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là một hệ thống các giá trị được mọi thành viên trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, nêu cao và thực hiện ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp cũng góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.


 
Van hoa doanh nghiep la gi - imuabanbds
H
ình minh họa: Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau
 

Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

 
Mỗi nền văn hóa đều sở hữu những nét độc đáo riêng biệt cùng với các yếu tố đan cài xung quanh. Dù vậy, sẽ có ít nhất 6 yếu tố chính để tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ. Việc tích hợp các yếu tố này được xem là bước đầu tiên để xây dựng nên một nền văn hóa khác biệt cho một tổ chức phát triển và trường tồn. Vậy 6 yếu tố đó chính là:
 

Tầm nhìn

 
Peter Senge từng cho rằng: “Tầm nhìn chính là bức tranh mà bạn muốn tạo ra trong tương lai”. Một nền văn hóa tầm cỡ sẽ luôn bắt đầu với một tầm nhìn đa chiều hướng. Từ tầm nhìn bao quát đó, bạn có thể tạo ra những mục tiêu cao hơn, rồi từ những mục tiêu ấy lại tiếp tục định hướng cho những bước đi của doanh nghiệp được rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp sau khi đã xác định được hướng đi, họ sẽ thực hiện từng bước.
 
Điều này được nhận thấy dễ dàng nhất là ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy tính nhân văn. Tầm nhìn của họ sẽ nổi trội hơn các doanh nghiệp kinh doanh. Đơn cử như tầm nhìn của Hiệp hội Alzheimer là “vì một thế giới không có bệnh nhân Alzheimer” hay như tầm nhìn của Oxfam lại là “vì một thế giới không có nghèo đói”.
 
Một tuyên bố tầm nhìn tuy đánh giá có thể là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng cho cả một văn hóa. Tầm nhìn chính là kim chỉ nam của doanh nghiệp cho mọi quyết định và hành động.
 

Giá trị

 
Nền tảng cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của một doanh nghiệp. Rõ ràng, tầm nhìn đưa ra các mục tiêu chung của doanh nghiệp nhưng những giá trị lại chính là thước đo, là tiêu chuẩn để đánh giá những ứng xử, quan điểm cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề khá đơn giản như: nhân viên  , tính chuyên nghiệp, khách hàng, … Chính sự độc đáo của những giá trị sẽ làm nên một văn hóa doanh nghiệp đặc trưng.
 
Công ty lớn như Google là một minh chứng. Hó có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến cách công ty để hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn thể hiện tính chuyên nghiệp. Giá trị của họ đơn giản chỉ là một câu slogan nhưng rất nổi tiếng "Đừng trở thành điều ác - Don't be evil”, dĩ nhiên bên cạnh đó, họ cũng riêng một bộ giá trị có tên là “10 điều chúng tôi nhận thấy là đúng” như là các qui định lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.
 
Cac yeu to anh huong van hoa doanh nghiep - imuabanbds
Hình minh họa: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Thực tiễn

 
Thực tế cho thấy, các giá trị vẫn có thể khẳng định sự quan trọng khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của doanh nghiệp đó. Nếu một tổ chức tuyên bố "con người chính là tài sản lớn nhất" thì tổ chức ấy phải trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ đã từng tuyên bố.
 
Vì vậy, nếu một doanh nghiệp có giá trị “còn thấp” thì doanh nghiệp ấy phải khuyến khích tất cả mọi người trong doanh nghiệp cùng thảo luận để đưa ra những vấn đề về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng từ sự tiêu cực. Và cho dù doanh nghiệp có giá trị nào đi nữa thì chúng đều phải được xem xét dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động chung của doanh nghiệp, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành thực tiễn hành động.
 

Con người

 
Ai là người đưa ra tầm nhìn? Ai chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? Người nào sẽ sẵn sàng và có đủ khả năng để thực hiện những giá trị đề ra?... Đó chính là con người – Một thành tố quan trọng góp phần xây dựng nên văn hóa cho doanh nghiệp.
 
Đó cũng là lý do tại sao các công ty lớn trên toàn cầu đều có chính sách tuyển dụng khắc nghiệt nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp của họ. Một công ty tốt sẽ là luôn có những kế hoạch tuyển dụng nhân sự phù hợp với riêng công ty đó. Chính những người được tuyển dụng sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp trong tương lai. Các cuộc phỏng vấn thường được tổ chức từ 8 tới 20 người cho một ví trí tuyển dụng để tránh bỏ sót nhân tài.
 
Một điều khá thú vị, theo nghiên cứu của Steven Hunt (thuộc công ty Monster) cho thấy, những người ứng tuyển phù hợp với văn hóa của công ty sẽ dễ dàng chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Chưa kể, những người sống trong văn hóa mà họ yêu thích thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn và cũng góp phần củng cố cho nền văn hóa mà tổ chức đang có.

 
Con nguoi - mot yeu to van hoa - imuabanbds
Hình minh họa: Con người – Một thành tố quan trọng góp phần xây dựng nên văn hóa cho doanh nghiệp.
 

Sức mạnh trong mỗi câu chuyện

 
Một trong những lĩnh vực chính của nghiên cứu và giảng dạy của Marshall Ganz tại đại học Harvard là “sức mạnh của câu chuyện”. Ông chính là một nhân tố quan trọng trong phong trào lao động nông nghiệp của Caesar Chavez và cũng chính là người đã giúp tổng thống của Barack Obama trong việc xây dựng nền tảng tổ chức cho chiến dịch tranh cử năm 2008. Rõ ràng, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có một lịch sử riêng và một câu chuyện riêng độc đáo.
 
Và khả năng sử dụng lịch sự ấy để tái hiện lại trong hiện tại, biến nó thành một câu chuyện chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo trong văn hóa doanh nghiệp.
 
Như Coca-Cola đã truyền lại cho thế hệ sau những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây chúng trở thành kỷ niệm di sản của chính họ. Hay những câu chuyện của Steve Jobs đầy thú vị, về quá trình dần dần tạo dựng nên Apple trở thành một trong những thương hiệu thành công nhất trên thế giới.
 
Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện mang lại “sức mạnh vô hình” giúp cho từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu được và tiếp bước theo những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã tạo ra.

 
Suc manh vo hinh - imuabanbds
H
ình minh họa: Sức mạnh vô hình trong từng câu chuyện lịch sử của doanh nghiệp


Môi trường làm việc “rộng mở”

 
Môi trường làm việc hiệu quả chính sẽ tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo ra những cách riêng giúp giải quyết công việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một giải pháp khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó chính là hình thành nên những thói quen, lề lối làm việc, cách thức ứng xử cùng với hành vi văn minh, lịch sự.
 
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã triển khai yếu tố này để tạo nên một nét văn hóa riêng. Pixar đã mở rộng không gian làm việc, cho phép các thành viên công ty có thể gặp gỡ và tương tác với nhau tốt hơn. Thị trưởng Michael Bloomberg cho phép nhân viên ngồi trong một môi trường "thoáng” mà không phải ngồi trong những văn phòng riêng biệt có cửa ra vào cách âm. Phần lớn các công ty công nghệ phần lớn tập trung ở Thung lũng Silicon. Các công ty tài chính lại luôn được tọa lạc ở London và New York.
 
Kiến trúc mở cũng sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn khi hợp tác, làm việc tại văn phòng. Một số quốc gia có thể sẽ không tán thành với yếu tố này. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp từng nơi ở từng quốc gia, luôn có nhiều đặc trưng khác nhau. Ở Mỹ. các doanh nghiệp có tính đặc trưng là sự tự do, phóng khoáng. Ở Nhật, các doanh nghiệp có tính đặc trưng là sự kỷ luật, sự tận tụy, hết mình. Ở Hàn Quốc, các doanh nghiệp có nét đặc trưng là sự trung thành, tính trách nhiệm, tính cam kết với cộng đồng rất cao….
 
Van phong lam viec mo - imuabanbds
H
ình minh họa: Môi trường làm việc hiệu quả chính sẽ tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp thành công.


Các quy ước văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

  • Văn hóa trong cách giao tiếp chào hỏi (cách chào hỏi, cách thức bắt tay v.v.)
  • Văn hóa trong cách giới thiệu và tự giới thiệu
  • Văn hóa trong cách sử dụng danh thiếp (sử dụng, trao đổi danh thiếp v.v.)
  • Văn hóa trong nói chuyện
  • Văn hóa trong ứng xử với khách hàng, đối tác (trong nước, ngoài nước v.v.)
  • Văn hóa trong ứng xử với đồng nghiệp (giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên v.v.)
  • Văn hóa trong giao tiếp thông qua điện thoại
  • Văn hóa trong quá trình làm việc (vệ sinh nơi làm việc, tác phong v.v.)
  • Văn hóa trong xử lý, giải quyết công việc (ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý công việc v.v.)
  • Văn hóa trong hội họp (nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp v.v.)
  • Văn hóa trong hoạt động tổ chức ngoài công việc
  • Các Quy tắc, quy định, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ….
 
Tóm lại, Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp chính là tinh thần của doanh nghiệp và quan điểm giá trị xuyên suốt, trường tồn. Do đó có thể nói, văn hóa doanh nghiệp chính là linh hồn của doanh nghiệp. C
ó tất cả sáu yếu tố chính của văn hóa doanh nghiệp là: tầm nhìn, giá trị, thực tiễn, con người, sức mạnh trong mỗi câu chuyện, môi trường làm việc rộng mở đã góp phần tạo ra nét độc đáo riêng cho từng văn hóa doanh nghiệp ở từng nơi khác nhau.

IMUABANBDS hy vọng bạn có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích qua bài viết trên.
 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất