Ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo là gì? Khái niệm và cách tính toán
Theo tín ngưỡng xưa, mặt trời là vị thần tối cao tạo ra muôn loài trên trái đất. Từng chặng đường đi của mặt trời đều có các vị thần đi theo hộ mệnh, mỗi vị thần đều được giao phó một nhiệm vụ quan trọng. Có vị thần thiện, cũng có những vị thần ác, đường đi của thần thiện được gọi là Hoàng đạo, còn đường đi của thần ác được gọi là Hắc đạo. Vậy ngày hoàng đạo là gì, ngày hắc đạo là gì? Khái niệm của giờ hoàng đạo và hắc đạo được hiểu như thế nào? Hãy cùng IMUABANBDS tìm hiểu nhé.
Ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hoàng đạo, hắc đạo là gì?
Ngày hoàng đạo là gì? Ngày hắc đạo là gì?
Ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo là những khái niệm thường xuyên được nhắc đến hiện nay, nhất là những người theo phong thủy. Tuy nhiên, khi hỏi đến những khái niệm này không phải ai cũng lý giải được. Vậy ngày hoàng đạo là gì, ngày hắc đạo là gì? Cách tính thế nào?
Khái niệm về ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo
Như đã nói ở trên, Hoàng đạo chính là quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Thông qua quỹ đạo chuyển động đó, ta có thể nhìn thấy đường đi của mặt trời trong năm và giữa các năm với nhau có sự khác biệt, tạo nên thồi tiết, khí hậu và các mùa.
Khi mặt trời di chuyển sẽ có các vị thần khác nhau đi theo để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Trong 12 giờ sẽ có 12 vị thần luân phiên nhau túc trực, đường đi của thần thiện được gọi là Hoàng đạo. Ngày này thường rất may mắn và khi làm các việc lớn sẽ dễ dàng thành công do được các vị thần phù hộ.
Còn đường đi của thần ác được gọi là Hắc đạo, các thần bình thường không thể ngăn cản được thần ác. Trong những ngày thần ác đi qua mọi người nên tránh làm mọi việc, nhất là việc lớn nếu không muốn cả đời gặp phải chuyện rắc rối và xui xẻo.
Cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo trong tháng
Ngày Hoàng đạo, hắc đạo trong tháng âm lịch sẽ được tính như sau:
Các sao tốt và sao xấu luôn phiên nhau túc trực trong tháng
- Tháng giêng và tháng 7:
- Ngày hoàng đạo (tốt): Tý, sửu, tỵ và mùi
- Ngày hắc đạo (xấu): Ngọ, mão, hợi và dậu
- Ngày hoàng đạo: Dần, mão, mùi và dậu
- Ngày hắc đạo: Thân, tỵ, sửu và hợi
- Ngày hoàng đạo: Thìn, tỵ, dậu và hợi
- Ngày hắc đạo: Tuất, mùi, sửu và hợi
- Ngày hoàng đạo: Ngọ, mùi, sửu và dậu
- Ngày hắc đạo: Tý, dậu, tỵ và mão
- Ngày hoàng đạo: Thân, dậu, sửu và mão
- Ngày hắc đạo: Dần, hợi, mùi và tỵ
- Tháng 6 và tháng chạp:
- Ngày hoàng đạo: Tuất, hợi, mão và tỵ
- Ngày hắc đạo: Thìn, sửu, dậu và mùi.
Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?
Ngoài việc chọn ngày lành, tháng tốt thì chọn giờ hoàng đạo và hắc đạo trước khi làm một việc gì đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy giờ hoàng đạo là gì và giờ hắc đạo là gì và có ý nghĩa như thế nào?
Chọn giờ hoàng đạo, hắc đạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Khái niệm
Giờ hoàng đạo chính là giờ tốt, giờ lành, trong khung giờ này còn người có thể tiến hành làm các việc trọng đại trong đời như cưới hỏi, xây nhà, buôn bán, an táng, … Trái ngược với giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo chính là giờ xấu, không tốt, chúng ta nên tránh làm các việc lớn trong những khung giờ này để cuộc sống và mọi được suôn sẻ.
Tuy nhiên, khi chọn giờ hoàng đạo cần phải để ý tới thời tiết, vì có những giờ tốt nhưng thời tiế lại xấu. Các giờ sẽ được đặt theo 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Mỗi ngày có 12 giờ, trong đó 6 giờ tốt và 6 giờ xấu.
Các tính giờ hoàng đạo và hắc đạo trong từng ngày
Giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo sẽ được tính theo bảng sau:
Cách tính giờ hoàng đạo và hắc đạo trong một ngày
Bài viết trên là những thông tin về ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo và cách tính của chúng. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin này để tính ngày và giờ tốt để thực hiện các việc trọng đại, đồng thời tránh những ngày và giờ xấu.
Xem thêm