• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Nên công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà không?

Khi thỏa thuận đặt cọc để mua bán nhà đất, nhiều người thường thắc mắc nên lập bản giấy viết tay có ký xác nhận hai bên hay nên ra công chứng lập hợp đồng đặt cọc. IMUBANBDS giải đáp thắc mắc này như sau:
 

Tính pháp lý của văn bản khi qua công chứng

 
Theo Điều 5 - Luật Công chứng 2014, các loại giấy tờ giao dịch, hợp đồng, khi được công chứng thông qua sẽ có giá trị như một căn cứ mà không phải làm rõ các sự kiện, tình tiết trong đó trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Rõ ràng, khi bạn đăng ký công chứng giấy tờ, công chứng viên đã phải thực hiện kiểm tra giá trị pháp lý của các giấy tờ liên quan như giấy tờ tùy thân, giấy tờ về chứng nhận sở hữu tài sản,… rồi chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giấy tờ giao dịch, hợp đồng.

Vì vậy, ngay sau ngày công chứng viên ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng, văn bản đó đã được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như giá trị pháp lý của nó.

     Xem thêm >>> Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà
 
Congchung hopdong - imuabanbds
Hình minh họa: Hợp đồng đặt cọc nên được công chứng


Nên công chứng hợp đồng đặt cọc

 
Theo qui định của Bộ luật Dân sự 2015 - Điều 328 đã nêu rõ, hợp đồng đặt cọc có thể xem là căn cứ cho việc hai bên thống nhất giữa việc giao và nhận một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn xác định để bảo đảm một giao kết hoặc thực hiện một việc nào đó.

Có thể xem hợp đồng đặt cọc là một dạng hợp đồng “dự phòng” để thực hiện một giao dịch khác vào thời điểm thỏa thuận nào đó.

Lúc này sẽ có các trường hợp sau xảy ra:

 
  • Trường hợp 1: Hợp đồng được thực thi giao kết
          Tài sản đặt cọc được chuyển trả lại cho bên đặt cọc, tài sản đặt cọc được trừ ra khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
  • Trường hợp 2: Bên đặt cọc không thực thi giao kết khi hết thời gian đặt cọc
           Lúc này, tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
  • Trường hợp 3: Bên nhận cọc không thực thi giao kết khi hết thời gian đặt cọc
           Bên nhận đặt cọc phải hoàn trả lại tài sản đã đặt cọc cho bên đặt cọc và trả lại một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.

Bên cạnh đó, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận khác đính kèm thì khi hợp đồng không thực hiện được, bên vi phạm phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó.

Như vậy, giấy tờ đặt cọc theo luật là không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng. Tuy nhiên, chúng ta nên thực hiện việc công chứng giấy tờ đặt cọc để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra.

Xem th
êm nội dung liên quan:

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất