• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Đại gia lỗ 600 tỷ đồng vì dịch, doanh nghiệp địa ốc thi nhau phá sản

22.03.2020 23:41
Doanh thu sụt giảm mạnh, trong khi vẫn phải tốn chi phí duy trì hoạt động khiến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản kiệt sức.
 
Cục quản lý đăng ký kinh doanh nhận xét, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn, có thể dẫn đến xu thế một số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường.
 

Doanh nghiệp "lao đao" vì dịch

 
Do ảnh hưởng của Covid-19, một doanh nghiệp bất động sản có quy mô lớn tại Hà Nội ước tính “lỗ” gần 600 tỷ đồng từ đầu năm đến nay.
 
Doanh nghiệp gặp khó khăn khi lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn bị đóng băng do ngoài kinh doanh bất động sản phân khúc nhà ở, doanh nghiệp này còn là chủ hệ thống khách sạn lớn có mặt tại nhiều tỉnh thành.
 
Doanh thu sụt giảm mạnh, trong khi vẫn phải duy trì chi phí hoạt động kinh doanh khiến doanh nghiệp kiệt sức. Lãnh đạo tập đoàn này cho biết, 600 tỷ đồng là cho các chi phí duy trì, vận hành, nhân sự, điện nước và khoản đặt cọc booking phải hoàn trả lại cho các đại lý và khách vì lý do bất khả kháng...
 
Không thể phủ nhận, Covid -19 đã và đang gây khó khăn cho bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản du lịch.
 
Báo cáo vừa công bố của CBRE cho biết, du lịch Châu Á lao đao do lượng khách quốc tế sụt giảm. Số lượng khách từ Trung Quốc và Hàn Quốc, nguồn khách chủ yếu của thị trường du lịch Việt Nam (chiếm đến 57% lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam năm 2019) sẽ giảm đi đáng kể do việc hạn chế các chuyến bay đến từ vùng dịch.
 
Khách du lịch nội địa cũng sẽ tạm hoãn lại các kế hoạch du lịch (trong nước lẫn nước ngoài) của họ. Ban cố vấn Du lịch Việt Nam dự đoán mức thất thoát doanh thu du lịch có thể từ 8 đến 16 tỷ USD.
 
“Thị trường khách sạn Việt Nam sẽ phải chịu tác động lớn trong quý 1/2020. Mặc dù hai tháng đầu năm được xem là mùa cao điểm của thị trường khách sạn”, CBRE cho hay.
 
Các phân khúc bất động sản khác cũng chịu ảnh hưởng trong giai đoạn này.Khách thuê văn phòng đã hoãn lại các quyết định thuê mặt bằng, các cửa hàng bán lẻ đang gặp khó khăn từ việc sụt giảm đáng kể lượng khách mua sắm và những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, kho vận đang chật vật với các đơn hàng...
 
Các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn, còn các nhà đầu tư thì đang chuyển sang trạng thái chờ đợi xem tình hình sẽ như thế nào trước khi quyết định đầu tư.

Doanh nghiệp bất động sản lao đao
 
Theo thông kê tạm thời của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thì có tới khoảng 501 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần vì vẫn còn hàng để bán và còn hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. Số sàn hoạt động tốt chỉ khoảng 151-199 sàn. Có khoảng 302 sàn phá sản do chủ đầu tư không mở bán sản phẩm vì lo ngại đại dịch Covid-19.
 
“Không có hàng bán thì cũng phải cho nhân viên nghỉ, có hàng nhưng dịch bệnh hoành hành không bán đất được thì cũng phải nghỉ để giảm chi phí, duy trì sống sót đến khi hết dịch”, lãnh đạo Hội môi giới nói về tình hình khó khăn của thị trường bất động sản.
 

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đóng cửa

 
Theo thống kê mới nhất của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, 2 tháng đầu năm 2020, kinh doanh bất động sản là một trong 3 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019.
 
Ngoài việc giảm số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trong danh sách doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tuy chiếm tỷ lệ nhỏ (2,7%) nhưng có tỷ lệ tăng cao nhất, lên tới 76%. Thêm vào đó, bất động sản lại tiếp tục là lọt top ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp phá sản tăng.
 
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, lĩnh vực bất động sản tuy chiếm tỷ trọng có 5,3% trong tổng số doanh nghiệp phá sản nhưng có tỷ lệ tăng cao nhất, lên tới 54%.
 
“Số liệu này cùng với số liệu doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng có thời hạn nêu trên cho thấy doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn, có thể dẫn đến xu thế một số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường”, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nhận định.


>>> Tìm hiểu thêm: Khi mua bán đất, người mua phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Vậy thuế nhà đất là gì Hãy tìm hiểu thêm tại đây nhé.
 
Năm 2019, thị trường bất động sản đã xuất hiện nhiều khó khăn. Việc bùng nổ đại dịch được đánh giá như một cú “bồi kép” khiến thị trường này lao đao. Những doanh nghiệp vốn khoẻ mạnh cũng trở thành khó khăn, những doanh nghiệp đang yếu có nguy cơ "chết hẳn".
 
Báo cáo kết thúc năm 2019 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy, kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng trong 14 ngành kinh doanh chính có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động,. Cụ thể, số doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động năm 2019 là 600 doanh nghiệp, tăng tới 36,9%. Không chỉ có sự gia tăng về số lượng đăng ký tạm ngừng hoạt động, lượng doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể cũng lọt top đầu bảng.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất