Nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn của người lao động ngày càng tăng cao, nhất là các địa điểm gần khu công nghiệp lớn. Hầu hết, những lao động này đều là người ngoại tỉnh đến thành phố để làm việc kiếm tiền. Với những người công nhân này, toàn bộ thời gian đều ở nơi làm việc, nhà trọ chỉ là nơi để ngủ và nghỉ ngơi.
Trong quá trình ở trọ, rất nhiều người thắc mắc không biết mình có cần phải đăng ký tạm trú tại cơ quan công an nơi ở trọ hay không? Nếu không đăng ký thì sẽ bị xử phạt ra sao? Với những đối tượng này, sẽ có hai trường hợp xảy ra.
Đối với lao động ngắn hạn: Những người lao động chỉ thuê trọ để làm việc trong thời gian ngắn sau đó lại chuyển đi nơi khác để tiếp tục làm việc thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Bởi vì, bạn không có ý định lưu trú lâu dài tại khu vực này.
Đối với lao động vô thời hạn và hộ gia đình: Những người lao động thuê trọ để sinh sống, làm việc lâu dài và có gia đình riêng thì phải đến cơ quan công an nơi ở trọ để đăng ký tạm trú. Bởi vì, khi đăng ký tạm trú và khai báo nhân khẩu bạn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định và được chính quyền địa phương bảo vệ khi có những rủi ro không may xảy ra.
>>> Gợi ý thêm:Nếu bạn có nhu cầu đi thuê trọ, bạn không thể bỏ qua bài viết vềhợp đồng thuê nhà trọđể xem cần phải lưu ý những gì?
Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là việc làm cần thiết
Hiện nay, có rất nhiều người lao động tìm đến các khu công nghiệp để làm công nhân và có gia đình nhỏ tại đó. Khi đăng ký tạm trú, công an địa phương sẽ dễ dàng để quản lý nhân khẩu và nhân thân của bạn, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bạn và gia đình một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hưởng
các quyền lợi giống như một công dân cư trú tại đó.
Những lợi ích khi đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Hãy đến các cơ quan công an nơi thuê trọ để đăng ký tạm trú càng sớm càng tốt, bởi vì chỉ đăng ký tạm trú bạn mới có cơ hội được hưởng những quyền lợi trên. Đăng ký tạm trú không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Sau khi đăng ký tạm trú người thuê trọ cũng cần phải thực hiện đóng góp và các công tác xã hội như một người dân bản địa.
>>> Tìm hiểu thêm:Nếu đăng ký tạm trú lâu dài, bạn nhất thiết phải làm thủ tục đăng ký KT3. VậyKT3 là gì? Nội dung như thế nào và cần phải làm những thủ tục gì?
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ gồm các bước nào?
Thông thường chủ nhà trọ sẽ làm việc với công an địa phương để làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Tuy nhiên, không phải chủ nhà trọ nào cũng chủ động làm việc đó, nếu bạn cảm thấy đăng ký tạm trú cần thiết cho cuộc sống của mình thì hãy nói chuyện với chủ trọ về việc này.
Nếu chủ nhà trọ nơi bạn thuê từ chối khi bạn nói đến vấn đề này thì bạn có thể tự mình đi đến các cơ quan công an địa phương để đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật. Khi làm thủ tục bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Thời gian đăng ký tạm trú tại nơi thuê trọ: trong thời gian 30 ngày kể từ khi chuyển đến.
Hồ sơ đăng ký tạm trú cho người ở trọ theo quy định tại khoản 3, Điều 30, Luật cư trú 2006 gồm: Bản khai nhân khẩu, phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (do chủ nhà trọ xuất trình); chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi thường trú.
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ và làm các thủ tục cần thiết thì sổ tạm trú sẽ được trả trong thời gian 03 ngày.
>>> Tham khảo thêm:Nếu bạn xác định ở tạm trú lâu dài, bạn nên tìm hiểu thêm vềthủ tục nhập hộ khẩuđể đảm bảo đầy đủ quyền lợi của một cư dân tại địa phương.
Không đăng ký tạm trú cho người ở trọ có được không?
Theo khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu chủ trọ không thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn đối với người cho thuê các phòng trọ công nhân, sinh viên giá rẻ nếu không thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê trọ theo quy định có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 điều này.