Sau khi nhà ở đã được xây dựng xong, để được đưa vào sử dụng thì cần phải thực hiện một thủ tục về mặt pháp lý đó là hoàn công. Vậy Hoàn công là gì? Ý nghĩa, quy định, thủ tục và quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng Imuabanbds tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết và nắm rõ được những thủ tục đó nhé.
Hoàn công là gì? Những quy trình, thủ tục cho việc hoàn công bao gồm những gì?
Hoàn công còn được gọi là hoàn công xây dựng. Đó là một thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các chủ đầu tư, đơn vị thi công đã hoàn thành công trình xây dựng.
Hoàn công cũng là bước cuối sau khi xây dựng, hoàn thiện công trình nhà cửa, mang ý nghĩa pháp lý, được quy định rõ ràng trong Luật xây dựng 2014 được ban hành.
Ngoài việc hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa sau quá trình thi công. Đây là thủ tục bắt buộc chủ sở hữu đất hoặc nhà ở phải làm.Tuy vậy bạn nên sớm hoàn thiện để thuận tiện và tránh những rắc rối về sau.
Hơn nữa, để tránh gặp phải rắc rối phiền hà sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay mua bán nhượng lại. Chủ đất hay nhà ở đó phải thực hiện thủ tục hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, ngôi nhà đó về mặt pháp lý để từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán nhà, sang nhượng được dễ dàng hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Sau khi xây nhà, bạn cũng cần phải tìm hiểu việc sử dụng thuế nhà đất là gì và những vấn đề liên quan đến nó.
Thủ tục hoàn công chỉ được tiến hành khi bên thi công đã hoàn tất việc xây dựng nhà ở đó trên thực tế. Đến khi kết thúc công việc thi công, nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả các công đoạn việc thi công cũng như thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ cho việc nghiệm thu toàn phần công trình. Đó chính là thời điểm chuẩn bị diễn ra việc hoàn công.
Pháp luật hiện hành hiện nay ghi nhận về quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Có nhiều loại tài sản tuy nhiên pháp luật chia thành 2 loại tài sản chính: tài sản được đăng ký sở hữu và tài sản không phải đăng ký sở hữu. Nhà ở và đất ở là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Chính vì vậy, việc sở hữu 1 mảnh đất và xây dựng 1 căn nhà về mặt pháp luật chúng ta phải đi đăng ký quyền sở hữu. Việc hoàn công nhà ở là bước cuối cùng, và cũng là một bước rất quan trọng trong việc thực hiện trọn vẹn về mặt pháp lý cho ngôi nhà của người sở hữu.
Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng quy định quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở quy định tới các loại giấy tờ cần phải đáp ứng khi tiến hành làm thủ tục hoàn công. Hồ sơ được nộp tại UBND các cấp có thẩm quyền.
>>> Tham khảo: Sau khi hoàn thành xong căn nhà, có thể bạn sử dụng ngôi nhà với mục đích khác như kinh doanh nhà trọ. Xin giới thiệu đến bạn những nội dung về kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ và những kinh nghiệm cần biết.
Tuy nhiên trên thực tế, tùy trường hợp mà sẽ yêu cầu hồ sơ hoàn công khác nhau. Đây chỉ là những giấy tờ cơ bản bạn cần phải có.
Thủ tục hoàn công nhà ở phức tạp ở cách các bên áp dụng trên thực tế chứ không phải hoàn toàn do quy định của pháp luật hiện hành. Để thực hiện tốt nhất thủ tục hoàn công, trước hết việc quản lý trong thi công nhà ở phải thật sự tỉ mỉ.
Bên cạnh đó chủ đầu tư cần nắm vững quy trình thủ tục hoàn công nhà ở để từ đó xác định được bản thân cần tiến hành từng bước nào để không bị rối khi thực hiện.
Hiện nay, thủ tục hoàn công không còn là thủ tục hành chính (phải có sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền) như trước. Theo đó, không cần xin giấy phép mà việc thực hiện thủ tục hoàn công là chuyện nội bộ giữa chủ đầu tư (chủ nhà) cùng đơn vị thi công.
>>> Tìm hiểu thêm: Trước khi xây nhà, có thể bạn sẽ cần tìm hiểu về mẫu hợp đồng xây dựng và những vấn đề liên quan cần lưu ý
Theo quy định mới nhất, trình tự thực hiện hoàn công công trình xây dựng nhà ở đã dễ dàng và nhanh chóng hơn với 3 bước chính:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã hoặc cấp xã nơi công trình xây dựng, hoặc nộp tại sở xây dựng tuy vào từng trường hợp áp dụng.
Bước 2: UBND có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý, kiểm tra, xem xét các giấy tờ, hồ sơ, chứng từ lien quan có đủ và hợp lệ hay chưa. Cùng với đó là đối chứng thực tế với hiện trạng công trình xây dựng.
Bước 3: Sau khi đã xem xét, kiểm tra, UBND các cấp sẽ xác nhận, ký kết văn bản quyết định và thông báo lại cho bên yêu cầu hoàn công.
Nhìn chung, chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng 15 triệu – 30 triệu đồng, tuỳ diện tích, kết cấu căn nhà.
>>> Gợi ý: Xin chia sẻ với bạn những thủ tục về nhà mới và những việc cần chuẩn bị cho ngôi nhà của mình.
Tất cả những thông tin mà Imuabanbds chia sẻ ở trên, hy vọng giúp ích cho các bạn hiểu và nắm rõ hơn về ý nghĩa, thủ tục và quy trình hoàn công là gì theo quy định hiện hành. Hãy làm thủ tục hoàn công trong thời gian sớm nhất, để tránh những phiền hà và rắc rối về sau cho ngôi nhà, công trình của bạn!
Xem thêm
Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!