Trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, để dự đoán chi phí cho một công trình, dự án ngay từ lúc mới lên ý tưởng thì các nhà thầu sẽ sử dụng phương pháp mang tên là khái toán. Khái toán là gì? Việc làm khái toán như thế nào và kinh nghiệm ra sao là câu hỏi nhận được sự quan tâm. Hãy cùng Imuabanbds tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình!
Khái toán là gì? Cách tính khái toán như thế nào?
Khái toán còn được gọi là tính khái toán giá trị xây dựng là việc ước lượng được tổng mức kinh phí đầu tư cho một dự án, công trình xây dựng. Để các các nhà đầu tư có thể tính được tổng mức kinh phí tương đối đúng thì họ phải dựa trên nhiều cơ sở hoặc họ có thể dựa vào kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng và những con số nhất định.
Các đơn vị thầu họ tìm ra được hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và biến số cụ thể nào đó qua các dự án diễn ra và tổng kết các chi tiết công trình đó.
Thường thì các công ty xây nhà trọn gói sẽ khái toán giá trị công trình xây dựng dựa vào diện tích. Tuy nhiên, sẽ có sự khác nhau về đơn giá giữa khu vực nội thành và ngoại thành.
Hiện nay việc tính khái toán sẽ dựa trên đơn giá/m2 và bằng những kinh nghiệm. Nếu dựa vào các thống kê có thể sẽ không chính xác và đem lại sai số khá lớn.
Các nhà thầu đều dựa trên những công trình có hình dạng, hiện trạng, các kết cấu, địa chất, địa tầng chất lượng hoàn thiện giống nhau. Sai số có thể trên 10%, những trường hợp cá biệt có khi lên đến 50%.
Không có một doanh nghiệp xây dựng hay một tổ chức nào có thể tập hợp và phân tích các số liệu này. Do đó, các nhà thầu vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra những số liệu chính xác, đáng tin cậy.
>>> Gợi ý: Trước khi tiến hành xây dựng công trình bạn cũng nên tìm hiểu qua thủ tục xin giấy phép xây dựng để tránh sai sót mang lại phiền hà cho bạn.
Khi chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà hoặc công trình bất động sản, để tính được giá thành cho các hoạt động xây dựng thì các nhà thầu cần phải lập dự toán chi tiết.
Như đã trình bày trong phần đặc điểm, khái toán sẽ được tính dựa vào đơn giá/m2.
Ví dụ:
Xây dựng một căn nhà có diện tích tầng trệt là 100m2, xây thêm một lầu hai và mái ngói thì giá trị công trình xây dựng được tính như sau : 100 x 3 x 2.600.000 + 100 x 2.600.000 x 1/3 = 867.000.000 vnđ
Lưu ý rằng đơn giá đó chỉ áp dụng cho các công trình thuộc khu vực nội thành, ở ngoại thành đơn giá xây dựng sẽ khác nhau do cấu tạo địa chất từng khu vực.
Để có hồ sơ dự toán chính xác thì dự án đó phải hoàn tất các công đoạn về hình dáng, thiết kế chi tiết gồm :
Các hồ sơ khảo sát địa chất
Hồ sơ thiết kế kết cấu
Hồ sơ thiết kế kiến trúc
Các hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Hồ sơ thiết kế hệ thống đèn điện, điện thoại, camera, máy tính,…
Dựa trên những bản vẽ, hồ sơ chi tiết đó các nhân viên, cá nhân dự toán sẽ đưa ra kết quả dự toán một cách chi tiết. Kết quả tính toán công trình đó sẽ cho chúng ta 3 bảng quan trọng sau:
Bảng này sẽ thể hiện khối lượng công việc, hạng mục mà nhà thầu phải thực hiện từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn thiện công trình.
Ví dụ công trình A sẽ phải xây bao nhiêu m2, phải đổ bao nhiêu khối bê tôn sàng, bê tông cột,…
Chức năng của bảng này là sẽ liệt kê chính xác các số lượng và giá thành vật tư phải sử dụng cho việc thi công công trình này.
Ví dụ phải dùng bao nhiêu xi măng, sắt, thép gạch các loại,…và chi phí là bao nhiêu.
Bảng này sẽ liệt kê ra kinh phí dự toán mà nhà thầu sẽ phải chi trả cho phần nhân công, vật liệu, chi phí khác,…cho công trình xây dựng. Đây là kết quả dự toán cuối cùng được đánh giá là có tính chuẩn xác cao nhất, sai số chỉ khoảng 5% trở xuống cho việc định giá công trình.
>>> Tham khảo : Nếu bạn đang có ý định xây nhà xin mách nhỏ với bạn cách tiết kiệm tiền để xây nhà cực hiệu quả
Đây là công việc rất quan trọng trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình; vì nếu không khái toán một cách chi tiết thì trong quá trình thi công giá trị công trình sẽ tăng hoặc giảm mà chủ đầu tư không dự trù được cho công trình. Dưới đây chia sẻ một số kinh nghiệm đáng lưu ý:
Đọc và nghiên cứu bản vẽ một cách chi tiết để tránh các vấn đề không chính xác về cao độ công trình, các biện pháp thi công lắp đặt, phụ kiện lắp đặt,…
Xác định đơn giá, mức định giá để áp dụng như thế nào cho phù hợp
Không cập nhật thời các hệ số về công nhân, máy móc,…tại địa phương dẫn đến áp dụng sai giá thành xây dựng
Không có đủ nhà cung cấp (cần 2-3 nhà cung cấp trong mỗi hạng mục hỗ trợ lấy giá). Phải có nhiều kỹ năng để khiến nhà cung cấp hổ trợ giá tốt nhất.
Bài viết vừa rồi hy vọng có thể giúp cho bạn hiểu rõ về khái toán là gì cùng những thông tin, kinh nghiệm khái toán giá trị xây dựng để có thể áp dụng hiệu quả.
Xem thêm
Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!