• D-ONE SÀI GÒNGiá bán dự kiến: Shophouse có giá từ 4 tỷ  & Căn hộ studio có giá từ 1.3 tỷ. Liên hệ: 0909 47 12 39
  • MEGACITY KONTUMMở bán vào tháng 07/2019. LH: 0901.303.202
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Cho Vay Mua Nhà Thế Chấp Bằng Chính Nhà Mua –Lợi Ích Vay Mua Nhà Tại Vietcombank
Cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua là một hình thức cho vay đang...
Lợi thế từ vị trí của dự án Stella Mega City Cần Thơ
Dự án khu đô thị Stella Mega City sở hữu vị trí đắc địa với hàng loạt tiện...
Căn hộ Bình An Tower Bình Dương - Chủ đầu tư Bình An Land
Dự án căn hộ Bình An Tower: Chủ đầu tư Bình An Land, Vị trí 446 Ql1k Dĩ An,...
 Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng...

Vi bằng là gì? Chúng có giá trị như thế nào khi mua bán chuyển nhượng nhà đất?

Ngày nay, việc chuyển nhượng hay mua bán nhà đất qua Vi bằng đang trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa nắm được Vi bằng là gì? Và giá trị của chúng như thế nào khi mua bán hay chuyển nhượng nhà đất. Chính vì vậy, IMUABANBDS xin giới thiệu bài viết sau đây nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để mọi người có thể hiểu rõ hơn mọi thông tin về Vi bằng.


Vi bằng là gì?


Vi bằng được hiểu là một văn bản do Thừa phát lại lập để ghi nhận các hành vi, sự kiện được dùng làm chứng cứ trong xét xử hoặc trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại là người được nhà nước bổ nhiệm để thực thi các hành án dân sự. Đây quy định thuộc Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 do nhà nước ban hành.

Vi bằng là gì? Đó là một văn bản do Thừa phát lại lập

Ngoài ra, tại điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP có quy định Thừa phát lại được quyền lập vi bằng đối với các hành vi, sự kiện theo yêu cầu của đương sự. Trừ các trường hợp vi phạm về đảm bảo an ninh quốc phòng, quốc gia hay các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng. Thêm vào đó, Thừa phát lại có thể lập vi bằng các hành vi cùng sự kiện xảy ra trên địa bàn tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương.


Giá trị pháp lý của vi bằng khi mua bán hoặc chuyển nhượng nhà đất


Đối với trường hợp mua bán hay chuyển nhượng đất khi nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì việc bạn lập vi bằng về chuyển nhượng sẽ có xác nhận của cả hai bên sẽ có giao kết chuyển nhượng ngay tại thời điểm lập. Nếu làm sổ đỏ thì không thể dựa vào vi bằng đã lập mà bắt buộc phải lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng.

Vi bằng chỉ có xác nhận giao kết chuyển nhượng và chúng có chứng cớ tại tòa nếu có tranh chấp xảy ra trước khi hai bên kí hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Trong quá trình xem xét và đánh giá Vi bằng trong một số trường hợp thấy cần thiết thì Tòa án hay Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

Vi bằng là chứng cớ tại tòa khi có tranh chấp xảy ra


Có nên mua nhà đất qua Vi bằng?


Như đã phân tích ở trên thì Vi bằng chỉ có giá trị là một bằng chứng chứng minh có việc mua bán, chuyển nhượng, giao nhận tiền chứng không phải là một thủ tục hành chính để có thể đảm bảo giá trị tài sản. Hơn thế nữa, văn phòng Thừa phát lại cũng không chứng thực giao dịch mua bán này mà chỉ ghi nhận hành vi trao đổi và giao dịch.

Thêm vào đó, Vi bằng không có các chức năng như chứng thực, công chứng việc giao dịch mua bán nhà đất. Tuy nhiên, việc lập vi bằng sẽ xác nhận được giao kết về việc mua bán và chúng sẽ được coi là một chứng cứ tại tòa khi có tranh chấp xảy ra. Chính vì thế, việc mua nhà đất qua vi bằng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý đặc biệt với những ai chưa nắm hết được luật pháp về đất đai.

     >>> Xem thêm: 
Hướng dẫn toàn bộ thủ tục mua bán nhà đất mới nhất


Những trường hợp không được lập vi bằng là gì?


Dưới đây là những trường hợp không được lập vi bằng căn cứ theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, nghĩa là trong trường hợp này, nếu lập vi bằng sẽ không được thừa nhận giá trị pháp lý, bị xem là vi phạm pháp luật về vi bằng:
 

vi bằng là gì
Mua nhà đất qua Vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro


Các trường hợp quy định Thừa phát lại không được làm.

 
  • Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
  • Tư vấn cho cá nhân, tổ chức dẫn đến thực hiện các hành vi trái pháp luật.
  • Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
  • Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan để tạo lập hồ sơ giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.
  • Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho Văn phòng Thừa phát lại của mình trong việc hành nghề thừa phát lại.
  • Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
  • Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

     >>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cho tặng nhà đất chi tiết nhất


Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm:


Lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.


Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư và trái đạo đức xã hội


Các điều khoản, nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự 2015.


Vi bằng có giống với công chứng không?



Vi bằng là gì và có giống với công chứng không?


Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực đều được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ hoặc nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Tuy nhiên, vi bằng và công chứng/ chứng thực có giá trị khác nhau. Cụ thể như sau:


- Vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng chứ không phải là một thủ tục. Vi bằng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi giao dịch giữa hai bên để đảm bảo tính hợp pháp của một hợp đồng giao dịch, vi bằng không có chức năng như bản chứng thực. Vi bằng không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các sự kiện, hành vi, quan hệ xã hội...chỉ ghi nhận những gì có thật, đã xảy ra trên thực tế.


- Trong khi đó, công chứng theo Luật công chứng 2014 quy định đó là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận bao gồm:

 
  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
  • Đồng thời, theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Với những thông tin nêu trên về vi bằng là gì, hy vọng đem lại cho các bạn nhiều những thông tin bổ ích và cần thiết. Tóm lại, bạn nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua nhà đất hình thức này để tránh những điều không may xảy ra. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn mọi thông tin về vi bằng.

Xem thêm

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Hotline : 0935 373 376
  • Hotline : 0905 232 050
TRA CỨU TUỔI XÂY NHÀ
Báo lỗi
Nhận thông báo lỗi
GỬI THÀNH CÔNG

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến chúng tôi!

Mua bán nhà đất